Xuất bản thông tin

null Sinh hoạt chuyên đề bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử, cải lương

Chi tiết bài viết Văn hóa - Gia đình

Sinh hoạt chuyên đề bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử, cải lương

Ngày 14/5/2022, Ủy ban nhân dân xã Phương Thịnh và Gáo Giồng huyện Cao Lãnh phối hợp tổ chức sinh hoạt chuyên để về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử (ĐCTT), Cải lương (CL) cho thành viên các Câu lạc bộ ĐCTT các ấp và xã trên địa bàn 2 xã.

Tại buổi nói chuyện, Tiến sĩ Lê Hồng Phước - Phó trưởng khoa Ngữ văn Pháp - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ những câu chuyện của bản thân về quảng bá đờn ca tài tử, cải lương trên khắp thế giới. Tiến sĩ Lê Hồng Phước cũng chia sẻ về cốt lõi cấu trúc, sự tinh tế của loại hình đờn ca tài tử, cách sáng tác, biểu diễn, truyền cảm hứng các liên khúc lý, ca ra bộ, ca cổ, trích đoạn cải lương... Để giữ gìn và phát huy được nét đẹp của nghệ thuật cải lương, Tiến sĩ cho rằng cần đưa cải lương tiếp cận với đối tượng khán giả trẻ và nhất là đưa vào trường học. Không phải bắt các em phải học hát cải lương mà là giới thiệu, truyền tải đến các em về bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Để các em biết cải lương là văn hóa của dân tộc cần phải biết giữ gìn.

Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (5-12-2013). Đây là loại hình mang giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm qua. Tại huyện Cao Lãnh hiện có 43 CLB đờn ca tài tử duy trì sinh hoạt định kỳ với trên 545 thành viên tham gia. Việc quan tâm, nâng cao chất lượng các CLB đờn ca tài tử sẽ giúp các nghệ nhân, nghệ sĩ không chuyên có cơ hội phát huy khả năng của mình, góp phần bảo vệ, giữ gìn và phát huy đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Tin, ảnh: Thành Sơn