Xuất bản thông tin

null Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp khôi phục làng nghề dệt chiếu Định Yên và tu bổ Di tích đình Định Yên

Chi tiết bài viết Tin tức

Huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp khôi phục làng nghề dệt chiếu Định Yên và tu bổ Di tích đình Định Yên

Làng nghề truyền thống chiếu Định Yên - Một Di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia được hình thành cách đây hơn 100 năm. Nơi đây, đóng vai trò thiết yếu trong đời sống văn hóa của người Việt xưa và nay, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam nói chung và huyện Lấp Vò nói riêng. Nơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn với đời sống xã hội như một dạng thiết chế văn hóa ở xã, là nguồn mạch nuôi dưỡng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Hình ảnh Cổng làng nghề dệt chiếu Định Yên

Trải qua dòng thời gian hơn một trăm năm, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến nay, nghề dệt chiếu đã trở thành một ngành nghề truyền thống của người dân Định Yên – Định An. Vào thời điểm đó, vùng đất này có nhiều cồn, bãi bồi để phát triển tốt các loại nguyên liệu là cây bố và lác để làm ra sản phẩm. Những người bản địa cố cựu cũng không biết làng nghề có tự bao giờ. Nổi tiếng  về làng chiếu Định Yên, không thể không nhắc đến biết đến là phiên Chợ Ma. Sở dĩ có tên gọi ấy là do chợ thường nhóm vào ban đêm, kéo dài khoảng 02 giờ đồng hồ rồi tan chợ. Thời điểm bắt đầu nhóm chợ không ổn định; do phụ thuộc vào thủy triều, giờ họp chợ đêm sau được quy định ở đêm trước và thay đổi có sự thông tin thống nhất giữa người mua, người bán, ngoài ra còn nét đặc trưng đó là người mua thì ngồi tại chỗ, còn người bán thì đi lại rao bán. Đây là một nét văn hoá truyền thống đặc sắc của người dân địa phương.

Tháng 9 năm 2013, làng nghề truyền thống chiếu Định Yên – Định An được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và hiện nay, làng nghề này còn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, gắn với phát triển du lịch.

Hình ảnh Cổng Đình Định Yên

Từ khi được công nhận là di tích quốc gia, đến nay Đình Định Yên đã trải qua 02 lần tu bổ vào các Năm 2019, Năm 2021 (Tu sửa chánh điện, bái đình và mái Bái Điện – mái 2, mái 3) do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư. Năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục được UBND tỉnh Đồng Tháp giao làm chủ đầu tư thực hiện Tu bổ mái Bái Điện (mái 1) và nhà khách, nhà khói. Hiện nay địa phương cũng đã giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai thực hiện.

Đình Định Yên đã được tu bổ mái 2 và mái 3 của Bái Điện

Hơn một trăm năm hình thành và phát triển, Đình Định Yên và làng Nghề chiếu Định Yên vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, truyền thống của quê hương.

Sắp tới đây, UBND Huyện giao Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lấp Vò phối hợp với các ngành chuyên môn của Huyện và UBND xã Định Yên tổ chức tái hiện lại chợ chiếu đêm Định Yên (chợ Ma). Bước đầu Huyện sẽ hỗ trợ một phần chi phí để giúp xã tổ chức tái hiện chợ chiếu đêm, sau đó trở thành phiên chợ truyền thống (mỗi tháng tổ chức 01 lần) sẽ vận dụng hoạt động các dịch vụ và sản phẩm quà tặng lưu niệm thông qua du lịch để duy trì phát triển làng nghề, đồng thời tạo nguồn thu nhập cho người dân và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tái hiện lại Chợ chiếu Định Yên (Chợ Ma)

Được biết trước đó, vào giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 năm 2022, Công ty TNHH LÝ HẢI PRODUCTION cũng đã chọn làng chiếu Định Yên thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp để thực hiện bộ phim điện ảnh “LẬT MẶT 6”. Bối cảnh có nội dung tái hiện lại chợ chiếu Định Yên. Qua trao đổi với ông Trần Văn Hùng, Công chức Văn hóa – xã hội xã Định Yên cho biết: “Đoàn phim đã xin phép chính quyền địa phương cho quét sơn lại bảng chợ chiếu Định Yên cho mới lại, mượn tuyến đường dal trước cổng Đình Định Yên để làm sân phơi chiếu và lác chiếu, thuê mướn người dân đóng diễn viên quần chúng nhằm tái hiện lại Chợ chiếu Định Yên (Chợ ma). Mượn một số lò nhuộm lác sửa lại (không xây mới) để quay cảnh nhuộm lác chiếu. Trong quá trình quay phim, Đoàn cũng đã thuê khoảng 500 chiếc chiếu, giá mỗi chiếc chiếu thuê là 4.000 đồng và thuê lác chiếu để dựng cảnh”. Sau khi dựng cảnh, quay phim xong, đơn vị làm phim đã dọn dẹp trả lại mặt bằng nguyên trạng.

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lấp Vò